Thứ ba 26/11/2024 12:59

Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ

Ngày 25/2, đại diện UBND tỉnh Lai Châu và một số doanh nghiệp đã đi khảo sát sát vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ.
Xây dựng Sâm Lai Châu thành "thương hiệu" quốc gia Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Đoàn công tác đã đi khảo sát vùng trồng sâm tại xã Tả Phìn, xã Sà Dề Phìn; vùng trồng chè cổ tại xã Sà Dề Phìn. Đây đều là những xã đã và đang được người dân, doanh nghiệp trồng và phát triển sâm, chè cổ thụ…

Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ
Đoàn đã đi khảo sát vùng trồng chè cổ chất lượng cao tại xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (Ảnh: CTTĐTLC)

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu cho biết, theo báo cáo rà soát chi tiết của huyện Sìn Hồ, hiện trạng phát triển sâm tại địa phương có khoảng trên 18 ha, trong đó diện tích trồng trong nhà lưới 14,39 ha, trồng dưới tán rừng 4,4 ha, trồng trong vườn nhà 0,04 ha. Định hướng phát triển vùng đến năm 2030, toàn huyện có khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu tại xã Tả Phìn và Sà Dề Phìn và một phần tại thị trấn Sìn Hồ.

Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ
Những cây chè cổ trong rừng nguyên sinh đỉnh núi Pu Ta Leng, Lai Châu (Ảnh: CTTĐTLC)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Sìn Hồ có 2 Công ty (Công ty Cổ phần Thái Minh, Công ty Cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc), 2 Hợp tác xã (Hợp tác xã Sâm Lai Châu, Hợp tác xã Nông sản dược liệu cao nguyên Sìn Hồ) và 11 cá nhân, hộ gia đình thực hiện trồng sâm Lai Châu tại các xã Tả Phìn, Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin và thị trấn Sìn Hồ.

Theo ông Hà Trọng Hải – Phó Chỉ tịch UBND tỉnh Lại Châu, cùng với các địa phương trong tỉnh có điều kiện phát triển chè cổ và sâm như: Mường Tè, Tam Đường, Phong Thổ… huyện Sìn Hồ đã xác định tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn huyện thích hợp để phát triển chè cổ chất lượng cao và sâm Lai Châu. Tỉnh Lai Châu đã và đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp tại địa phương duy trì, chăm sóc vùng chè cổ thụ hiện có và tập trung trồng rừng bằng giống chè cổ thụ để hình thành sản phẩm chè cổ thụ Lai Châu.

Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ
Lai Châu quan tâm phát triển cây sâm là thế mạnh của địa phương

Đối với cây sâm, tỉnh Lai Châu đang xây dựng Đề án phát triển Sâm Lai Châu và đề nghị các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển sâm Lai Châu, cùng với đó thực hiện chủ trương thúc đẩy liên kết “4 nhà” (nhà nông - nhà quản lý - nhà khoa học - doanh nghiệp). Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng người dân bản địa liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành những tổ chức kinh doanh có năng lực; chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận độc quyền cho sâm Lai Châu, tăng cường quảng bá để không ngừng nâng cao vị thế, giá trị của sâm Lai Châu.

Tin khác

Phiên bản di động