Thứ năm 21/11/2024 20:27

Bước đột phá trong sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ cây màng tang

Cây màng tang được mọc từ khe, suối, đồi rẫy ở Thừa Thiên Huế. Đây là cây dược liệu quý và được Công ty Bạch Mã Herbals chiết xuất thành tinh dầu thiên nhiên.
Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách Thừa Thiên Huế: Trao Giải thưởng Sáng tạo Nữ Cố đô Huế lần thứ I Thừa Thiên Huế: Cảnh báo ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

Bà Lê Thị Như Quỳnh - Tổng Giám Đốc Công ty TNHH SXTMDV Bạch Mã Herbals (Công ty Bạch Mã Herbals) cho biết, từ một nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (TP. Huế. Thừa Thiên Huế). Ra trường với bao khát vọng ở miền đất mới, xa miền quê yêu dấu để đến nơi phồn hoa đô thị. Lê Thị Như Quỳnh từng làm việc tại công ty Panasonic của Nhật Bản được 18 năm. Tưởng chừng sự nghiệp sẽ gắn liền với môi trường mà bao người mong ước với mức lương khá cao và công việc ổn định, thế nhưng tiếng gọi quê hương thôi thúc cô quay trở về với hành trang là chai tinh dầu màng tang mà cô được tặng trong một lớp thiền. Từ đó, Lê Thị Như Quỳnh cùng gia đình bỏ hết những gì đã vun đắp ở mãnh đất Thành phố Hồ Chí Minh quay về Huế tiếp tục khởi nghiệp từ đầu.

Bước đột phá trong sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ cây màng tang
Bà Lê Thị Như Quỳnh (giữa) nhận giải Nhì tại Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023. Ảnh: Lộc Mai

Bắt đầu từ năm 2020, Công ty Bạch Mã Herbals ra đời, bắt đầu sản xuất các sản phẩm từ cây màng tang. Đây là đơn vị đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu thành công sản phẩm làm từ cây màng tang. Tháng 9/2022, Bạch Mã Herbals chính thức công bố sản phẩm; tháng 3/2023 ra mắt cửa hàng giới thiệu sản phẩm; tháng 4/2023 chính thức xây dựng vùng nguyên liệu, xuống giống với quy mô 4.000 cây giống; tháng 6/2023 phối hợp với Viện nghiên cứu thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ cây màng tang.

Sau quá trình hình thành và phát triển, năm 2023, ý tưởng, dự án Phục hồi cây màng tang để chiết xuất tinh dầu và cao xoa bóp từ hạt màng tang đạt giải Nhì tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng trong năm 2023, sản phẩm tinh dầu màng tang được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (OCOP 3 sao).

Bà Lê Thị Như Quỳnh cho biết, hiện nay, các sản phẩm từ tinh dầu màng đang dần khẳng định vị thế, thương hiệu và uy tín trên thị trường cũng như đối với khách hàng. Sản phẩm đã có mặt tại các kênh phân phối trên toàn quốc, chuỗi siêu thị Con Cưng với khoảng 700 cửa hàng. Doanh số bán hàng lớn nhất tại thị trường Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đại lý, cộng tác viên của công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Bước đột phá trong sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ cây màng tang
Các sản phẩm làm từ cây màng tang được nhiều người quan tâm. Ảnh: Lộc Mai

Bên cạnh đó, Công ty Bạch Mã Herbals đã liên kết với nhiều hiệp hội, tổ chức nhằm tạo cầu nối giới thiệu, quảng bá sản phẩm như: Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Lữ hành Huế; Vườn Quốc gia Bạch Mã; Siêu thị Big C; Siêu thị Coop Mart; Hội nông dân Huyện Phú Lộc; Hội Phụ nữ, …

“Thời gian tới, công ty tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh hệ thống bán hàng tại các tỉnh trong nước, đồng thời nắm bắt cơ hội đưa một số sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, thị trường xuất khẩu nhắm đến là Canada”, bà Như Quỳnh cho biết thêm.

Cây màng tang là cây dược liệu quý ở Thừa Thiên Huế. Đây là loại cây dễ trồng, ít cần phân bón, chăm sóc. Nó thích hợp với tất cả các loại đất từ đồng bằng đến vùng gò đồi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Và đặc biệt, cây màng tang tại huyện Phú Lộc cho sản lượng tinh dầu rất cao. Việc chế biến các sản phẩm từ cây màng tang không chỉ đơn thuần là tạo ra nguồn thu nhập tốt cho bà con mà còn có tác dụng dược tính rất tốt. Vì vậy, đây chính là nguồn nguyên liệu có tiềm năng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và có thể thu hoạch phục vụ cho chế biến tạo ra sản phẩm đặc trưng cho Huế.

Tổng Giám đốc Công ty Bạch Mã Herbals cho biết, 5 năm tới công ty sẽ phủ xanh các đồi trọc bằng cây dược liệu màng tang và một số cây dược liệu khác, trở thành 1 trong 10 công ty lớn nhất Việt Nam về trữ lượng tinh dầu màng tang.

Đến nay, Công ty Bạch Mã Herbals đã triển khai trồng 1,5 ha cây màng tang để xây dựng vùng nguyên liệu tại xã Lộc Điền và sẽ quy hoạch 10 ha trồng cây màng tang trên địa bàn huyện Phú Lộc. Kế hoạch trong các năm tới Bạch Mã Herbals hỗ trợ cây giống và bao tiêu sản phẩm cho bà con nhằm tạo sinh kế, giảm thiểu việc vào rừng khai thác.

“Mục tiêu, mỗi năm công ty chiết xuất được 1.000 lít tinh dầu, đóng gói 26.000 chai tinh dầu thành phẩm, tiêu thụ khoảng 20.800 chai tinh dầu trong năm. Giai đoạn 2024-2028: mục tiêu chiết xuất từ 5.000 – 10.000 lít dầu, đóng gói 130.000 – 260.000 chai tinh dầu thành phẩm, tiêu thụ khoảng 80.000 chai tinh dầu trong năm”, bà Lê Thị Như Quỳnh cho biết thêm.

Tinh dầu màng tang được chiết xuất từ lá và hạt cây màng tang hay còn được gọi là cây sơn kê tiêu (tiêu rừng) có tên khoa học là Litsea cubeba Pers, thuộc họ nguyệt quế.

Cây màng tang chứa tinh dầu và hoạt chất alcaloid laurote tanin; vỏ cây chứa alcaloid N-methyl-laurote tanin; vỏ của rễ có chứa 0,2 đến 1,2% tinh dầu chủ yếu là citronellol và citral; quả có chứa lượng tinh dầu lớn nhất 38-43% tinh dầu chiết xuất citral; lá cây chứa 0,2-0,4% tinh dầu bao gồm cineol, andehit và ancol..

Tin khác

Phiên bản di động