Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cha Lo đạt khoảng 2.221,9 triệu USD Quảng Bình: Hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế Quảng Bình: Hàng Việt được người dân ưu tiên sử dụng |
Thị trường hàng Tết tốt cho sức khoẻ hút khách
Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tạp hoá, trung tâm mua sắm, siêu thị tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã chuẩn bị nhiều sản phẩm hàng hoá, quà Tết để phục vụ người mua, có thể thấy các sản phẩm qùa Tết, thực phẩm chăm sóc sức khoẻ, sản phẩm nuôi trồng hữu cơ được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Anh Lê Công Như- Chủ cửa hàng OCOP Quảng Bình, đường Võ Thị Sáu, TP. Đồng Hới, cho biết: “Cửa hàng nhận nhiều đơn hàng làm giỏ quà biếu Tết số lượng lớn trong những ngày cuối năm. Năm nay, các sản phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều khách hàng lựa chọn so với các sản phẩm nhập ngoại như các năm trước”.
Chị Lê Ái Lân- Phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới cho biết: “Gia đình tôi từ trước đến nay vẫn ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khoẻ. Năm nay các sản phẩm này lên các kệ quà Tết vừa tốt, mẫu mã lại bắt mắt, phong phú nên chúng tôi rất thích, mang những món quà này đem biết bố mẹ, ông bà các cụ cũng an tâm hơn”.
![]() |
Một giỏ sản phẩm quà Tết toàn sản phẩm sản xuất tại địa phương được bày bán tại TP. Đồng Hới |
Có thể nhận thấy các sản phẩm như: yến sào, mật ong, hoa quả tẩm ướp sạch, gà ngâm thảo dược, mứt gừng xào đường nâu mật ong,... được khách hàng rất thích và mua nhiều.
Ngoài ra các sản phẩm OCOP sản xuất tại địa phương cũng được người dân ưa chuộng lựa chọn như: mật ong Tuyên Hoá, nấm linh chi, trà lá xạ đen, măng khô Thượng Trạch.
![]() |
Yếu sào được làng thành giỏ quà biểu Tết bắt mắt tại cửa hàng OCOP Quảng Bình |
Dạo quanh thị trường bán các sản phẩm quà Tết tại nhiều tuyến đường chính tại TP. Đồng Hới như: Trần Hưng Đạo, Thanh Niên, Lý Thương Kiệt có thể nhận thấy các sản phẩm tốt cho sức khoẻ, các sản phẩm là hàng Việt chiếm ưu thế.
Đảm bảo nguồn cung hàng hoá dịp Tết
Theo Sở Công Thương Quảng Bình, trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng. Vận động, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân, đặc biệt chú trọng công tác cung ứng hàng hóa cho các vùng bị thiệt hại do thiên tai với số lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.
Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá... trái pháp luật trên địa bàn. |