Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Xây dựng thương hiệu gạo: Câu chuyện từ Tập đoàn Lộc Trời Tập đoàn BRG và câu chuyện xây dựng nên những thương hiệu quốc gia |
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1658/QĐ-Ttg. Mục tiêu của Chiến lược là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hoà các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Một trong những định hướng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được nêu ra là, thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh |
Một trong những định hướng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được nêu ra là, thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh… đẩy mạnh mua sắm công xanh và tiếp tục áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hoá, lối sống xanh.
Nhằm hiện thực hoá những mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu xanh hoá trong xây dựng thương hiệu. Coi đây không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để tiếp cận với người tiêu dùng. Điều này cũng vô cùng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng đang dần thay đổi, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng của hàng hoá, mà còn quan tâm đến xuất xứ cũng như quy trình sản xuất của hàng hoá khi chọn mua sản phẩm.
Để đáp ứng những tiêu chí tiêu dùng ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp Việt đã nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, và ủng hộ các hoạt động nâng cao trách nhiệm xã hội để cho ra đời những sản phẩm đảm bảo các yếu tố “xanh”, “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững doanh nghiệp, bền vững sản xuất và nền kinh tế.
Trong đó điển hình là các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đã liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến nhằm xứng đáng với thương hiệu mà họ đã dày công gây dựng. Tiêu biểu trong số này như Tập đoàn TH, nhiều năm qua, Tập đoàn này đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng doanh nghiệp cũng như hàng triệu khách hàng Việt Nam vì luôn tiên phong phát triển một nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.
Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được lan tỏa đến cộng đồng xã hội |
Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, sản xuất xanh chính là yêu cầu tiên quyết khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới, nhất là các thị trường tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)… bởi những hiệp định thương mại này đều có quy định khắt khe về tiêu chí môi trường. Vì vậy, thực hiện tốt sản xuất xanh thì cũng là một cơ hội tốt để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, châu Âu…
Xanh hoá trong sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả kinh tế và giá trị vô hình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng tiêu dùng của thế giới và trong nước cũng đang chuyển dịch nhanh sang các sản phẩm thân thiện với môi trường đặt ra những bài toán mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, nhất là tuân thủ nghiêm các quy định về môi trường.
Với yêu cầu trên, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi sản xuất xanh thông qua đầu tư khoa học, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Gắn liền với quá trình chuyển đổi là tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tiến tới tạm dừng sản xuất sản phẩm có phác thải lớn gây ô nhiễm môi trường và thay thế bằng các dòng sản phẩm thân thiện, tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của coanh nghiệp thì để thúc đẩy các thương hiệu Việt Nam hướng tới phát triển xanh để tạo một nền kinh tế xanh cho đất nước, vai trò của nhà nước cũng đặc biệt quan trọng. Do đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả. Bởi hành trình xây dựng thương hiệu quốc gia không bao giờ là dễ dàng. Nó thực sự là một hành trình thách thức, sự hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo động lực, tiền đề quan trọng để doanh nghiệp yên tâm tạo dựng thương hiệu.