Tuyên Quang: Cam sành Hàm Yên - Phát triển thương hiệu bền vững Tuyên Quang: Chè Shan Khau Mút Thổ Bình được cấp chứng nhận hữu cơ Tuyên Quang: Sản phẩm gỗ, đồ nội thất chiếm lĩnh thị trường |
Trong những năm qua, Tuyên Quang đã thành công trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP… Nhiều mặt hàng của địa phương này đã có thương hiệu và khẳng định được trên thị trường như: Cam sành Hàm Yên, chè Shan Tuyết Na Hang, Bưởi Xuân Vân,…
Tuy nhiên, để sản xuất nông sản sạch đủ điều kiện, truy xuất được nguồn gốc cũng gặp không ít khó khăn khi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ mọi yếu tố đầu vào, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học vẫn chiếm đa số. Thêm vào đó, việc phân định sản phẩm hữu cơ với sản phẩm thông thường trên thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng, khiến nhiều nông dân chưa thực sự yên tâm khi chuyển sang hướng sản xuất mới này.
![]() |
Cam sành Hàm Yên - đặc sản được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. |
Hiện nay, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành khoa học và công nghệ đã có 292 sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có khoảng 70 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và có 4 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm: Cam sành Hàm Yên, chè Shan tuyết Na Hang, rượu ngô men lá Na Hang và bưởi Soi Hà Yên Sơn.
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp Tuyên Quang hiện có gần 500 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản. Các HTX hoạt động có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, đã tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bước đầu có HTX tham gia xuất khẩu sản phẩm. 104 HTX có sản phẩm OCOP với 147 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Có 57 HTX áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 77 HTX có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho 82 sản phẩm. Điển hình có 2 huyện Sơn Dương và Na Hang đã có 100 % xã, thị trấn có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Trong những ngày cuối năm 2024, những mặt hàng nông sản đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tuyên Quang lại có dịp “xuống phố” về Hà Nội tham gia chương trình “Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang năm 2024”. Tại đây, gần 100 gian hàng của các doanh nghiệp, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đãđược nhiều người dân và du khách ghé thăm và chọn mua. Đây là dịp để các đơn vị sản xuất, kinh doanh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh tới thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường trong nước nói chung. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp phân phối của Hà Nội có dịp tìm kiếm các cơ sở sản xuất uy tín của tỉnh để liên doanh, liên kết phát triển hàng hóa hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, mới đây Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2024 diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 27 đến ngày 31/12) với quy mô hơn 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh. Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đạt chuẩn OCOP và sản phẩm đặc sản chủ lực của Tuyên Quang đến với đông đảo người tiêu dùng, tạo cơ hội để các đơn vị sản xuất, kinh doanh, kết nối giao thương, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của mình.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp Tuyên Quang sẽ mời gọi các doanh nghiệp có uy tín đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, có công nghệ cao; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Đồng thời xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản cho nông dân và HTX; xây dựng phát triển các chuỗi cung ứng rau, củ, quả, thịt đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.