Thứ năm 03/04/2025 12:43

Truyền thông đối ngoại - Kênh hữu hiệu quảng bá thương hiệu Việt

Truyền thông đối ngoại được các doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn thúc đẩy nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Vietnam Expo 2025: Điểm hẹn xúc tiến thương mại uy tín Thái Nguyên: Định hướng phát triển thương hiệu trà Thương hiệu xanh: Xu hướng tất yếu của kinh tế bền vững

Đã triển khai nhưng chưa đạt kỳ vọng

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thông tin, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam trong những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện đứng trong top đầu quốc gia chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt, đồ gỗ nội ngoại thất đã vươn lên thứ 2 thế giới về kim ngạch sau Trung Quốc. Trong nước, Chính phủ coi gỗ là ngành kinh tế quan trọng, tạo giá trị kinh tế lớn.

Dù vậy, theo ông Ngô Sỹ Hoài, truyền thông đối ngoại của Việt Nam về hình ảnh và thương hiệu của ngành chế biến gỗ Việt Nam chưa được tổ chức mạnh mẽ đúng kỳ vọng.

Ông Ngô Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Lâm sản Việt Nam
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh: Vneconomy

Ngành gỗ của Việt Nam hiện xuất khẩu sang trên 40 thị trường, ở chiều ngược lại nhập khẩu nguyên liệu gỗ trên 100 thị trường. “Gỗ liên quan đến rừng, là bộ phận rất nhạy cảm của môi trường sống nên sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu đều bị ‘nội soi’ rất kỹ để đảm bảo tính hợp pháp, đảm bảo không gây mất rừng, suy thoái rừng”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.

Việt Nam cam kết và thực tế đã triển khai rất mạnh mẽ các cam kết về bảo vệ rừng khi là một trong số quốc gia đầu tiên ký kết hợp tác tự nguyện với EU để đảm bảo quản trị rừng, thừa hành pháp luật cũng như thương mại gỗ bền vững. Việt Nam cũng chủ động thực thi quy định mới của EU về không gây mất rừng và suy thoái rừng.

Trong nước, Việt Nam đã đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2014 và chuyển hẳn sang lâm nghiệp trồng rừng. Toàn bộ nguyên liệu sử dụng để chế biến sản phẩm gỗ lấy từ gần 3 triệu ha rừng trồng cây keo và gần 1 triệu ha cây cao su.

Trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trên 8 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. “Sản phẩm gỗ của Việt Nam trở nên rất quen thuộc đối với các ngôi nhà cho các tầng lớp trung lưu của Mỹ”, lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh.

Với những điểm cộng trên, ông Ngỗ Sỹ Hoài mong muốn các kênh truyền thông đối ngoại đẩy mạnh tuyên tuyền hơn nữa, quảng bá mạnh mẽ hơn nữa những việc ngành gỗ đã làm được. Từ đó, tiếp tục lan toả hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam.

Chúng tôi rất muốn truyền thông đối ngoại phát đi thông điệp rằng Việt Nam kiên quyết phát triển ngành công nghiệp gỗ có trách nhiệm và bền vững”, ông Ngô Sỹ Hoài một lần nữa nhấn mạnh.

Ngoài ra, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ tăng trưởng khá mạnh do đó thường bị điều tra chống bán phá giá. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam sản xuất, hy vọng tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và được hưởng thuế suất thấp cũng khiến sản phẩm gỗ của Việt Nam dễ bị điều tra chống lẩn tránh thuế.

Do đó, công tác truyền thông đối ngoại bên cạnh quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu sản phẩm gỗ, ngành gỗ của Việt Nam còn cung cấp thông tin kịp thời về chính sách thương mại của các thị trường, nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cần cái bắt tay chặt hơn nữa cho công tác truyền thông đối ngoại

Không chỉ ngành gỗ, dệt may Việt Nam cũng là ngành hàng xuất khẩu nhiều chục tỷ USD. Khoảng 3-4 năm trở về trước, trong khi khái niệm xanh hoá sản xuất, phát triển bền vững còn mờ nhạt với nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước, thì nhiều cơ quan truyền thông đã đưa tin Bangladesh – đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã xanh hoá được nền sản xuất. Nhiều nhà máy may của quốc gia này đã đạt tiêu chuẩn LEED - Tiêu chuẩn cao nhất của Mỹ về xanh hoá.

Xúc tiến quảng bá hàng Việt tại thị trường nước ngoài
Truyền thông đối ngoại góp sức quảng bá thương hiệu hàng Việt tại thị trường nước ngoài. Ảnh minh họa

Để chứng thực, chúng tôi đã mất nhiều ngày ở Bangladesh, vào khảo sát thực tế tại rất nhiều nhà máy may tại quốc gia này. Và sự thật không phải như thế, Bangladesh có một số nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh chứ không phải tất cả. Sản xuất cũng như điều kiện làm việc của nhiều nhà máy may của quốc gia này còn rất khó khăn”, ông Vũ Đức Giang nói. Đồng thời nhấn mạnh, truyền thông của Bangladesh quá tốt khi xây dựng và lan toả được hình ảnh ngành dệt may xanh, sạch và bền vững.

Trên thực tế, thương hiệu không chỉ đơn thuần là thuơng hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp hay ngành sản xuất mà là thương hiệu của cả quốc gia, là ấn tượng về một đất nước. Theo PGS. TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc lan tỏa, định vị thương hiệu, sản phẩm của mình trên trường quốc tế chính là doanh nghiệp đang góp phần thực hiện khát vọng dân tộc Việt Nam trở thành đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong chiến lược phát triển dài hạn, cũng như truyền thông nói chung, truyền thông đối ngoại cho thương hiệu. Ông Ngô Sỹ Tuyên - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia, cho rằng, quan trọng vẫn là phải xây dựng và khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín doanh nghiệp. Khi đã khẳng định được chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể thúc đẩy vấn đề truyền thông.

Có thể thấy, truyền thông nói chung, truyền thông đối ngoại cho thương hiệu hàng hoá Việt Nam rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh về hàng hoá cũng như đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia chia sẻ, muốn định vị thương hiệu, điều đầu tiên phải xác lập và khẳng định được chất lượng, giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, đây là điều quan trọng nhất để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng.

Cùng với đó, cùng với chiến lược và sự sáng tạo, đột phá trong tư duy, cách làm của doanh nghiệp, để vị thương hiệu doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Truyền thông đối ngoại không chỉ thực hiện chức năng quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt ra thị trường thế giới, ngược lại còn ‘nhập khẩu’ những thông tin về chính sách, thương mại của các nước, giúp doanh nghiệp trong nước nắm bắt và điều chỉnh kịp thời.

Tin khác

Phiên bản di động