Thứ hai 13/05/2024 04:28

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Cần song hành 3 trục

Xây dựng thương hiệu gạo Việt cần song hành 3 trục gồm: có sản phẩm, doanh nghiệp tốt; hệ sinh thái tốt; gắn kết thành thương hiệu lớn hướng tới lợi ích chung.
Cần xây dựng những thương hiệu mạnh cho gạo Việt Nam Ngành lúa gạo Việt năm 2023: Khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa “Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Xây dựng thương hiệu gạo là một nhiệm vụ cấp bách trong tái cơ cấu ngành lúa gạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ/TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo Quyết định này, thương hiệu gạo sẽ được phát triển ở các cấp độ: thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp.

xuất khẩu gạo
Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Cần song hành 3 trục

Trong đó, về phát triển thị trường, đối với thị trường nội địa, phát triển thị trường đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, trong đó chú ý phân khúc thị trường gạo đặc sản và chất lượng cao để cạnh tranh với gạo nhập khẩu vì thị phần phân khúc này ngày càng tăng do sự gia tăng thu nhập trên đầu người ở nước ta, đồng thời phát triển phân khúc thị trường gạo chất lượng trung bình để đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp và phân khúc thị trường gạo phục vụ cho chế biến.

Các giải pháp phát triển thị trường nội địa gồm: Đầu tư từ nhà nước (trung ương và địa phương) và doanh nghiệp cho công tác chọn thuần, nhân giống lúa đặc sản có nguồn gốc bản địa (đặc sản địa phương) để đủ số lượng hạt giống đạt chất lượng cung cấp cho sản xuất. Đẩy mạnh công tác chọn tạo và nhân giống lúa thơm, lúa chất lượng cao phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Vùng sản xuất cho từng loại gạo đặc sản địa phương được xác định cụ thể để đảm bảo gạo cung cấp cho thị trường có tính ổn định về số lượng và chất lượng.

Hoàn thiện hệ thống phân phối gạo trong nước; hình thành các trung tâm, chợ bán buôn tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm và đô thị lớn và chuỗi bán lẻ rộng khắp đến từng địa bàn kể cả địa bàn nông thôn, miền núi.

Đối với thị trường xuất khẩu, định hướng thị trường theo các phân khúc chủ yếu gồm: gạo thơm, gạo đặc sản; gạo trắng, hạt dài chất lượng cao; gạo chất lượng trung bình; gạo nếp, gạo đồ và gạo Japonica

Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gồm: Quy hoạch vùng trồng lúa xuất khẩu chính ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng xuất khẩu chính được đầu tư hoàn thiện toàn diện cơ sở hạ tầng đến tận cánh đồng (thủy lợi, giao thông, điện, thiết kế đồng ruộng,…) và được hỗ trợ trong ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến để nâng cao chất lượng lúa gạo và giảm giá thành sản xuất.

Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với nông dân (trong các tổ chức sản xuất liên kết, tập thể) ở vùng trồng lúa xuất khẩu để sản xuất lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp và được tiêu thụ với giá thỏa đáng.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho sản phẩm gạo Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp phát triển thị trường mới nhằm khai thác hiệu quả của các cam kết hội nhập, ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp tới các hệ thống phân phối nước ngoài, tiếp cận hệ thống bán lẻ tại các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng cao và phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường nhập khẩu,….

Tăng cường năng lực nghiên cứu phân tích, dự báo và cung cấp minh bạch thông tin thị trường để các tác nhân trong ngành lúa gạo chủ động ra quyết định sản xuất kinh doanh. Xây dựng hệ thống thông tin tự động về tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo của thị trường Việt Nam và thế giới, kết nối các tổ chức liên quan. Trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát các chính sách quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo để điều chỉnh cho sự phù hợp với sự phát triển của đất nước và hội nhập thế giới.

Lúa gạo mặc dù giảm diện tích 9 nghìn ha nhưng năng suất tăng 1 tạ/ha, đem lại kết quả sản lượng gạo cả năm 2023 vẫn đạt 43,5 triệu tấn. Xuất khẩu gạo năm 2023 thu về 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Gạo Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngày 27/11/2023 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án” Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - nơi chiếm tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Với Đề án này, ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho hay, chúng tôi xác định mục tiêu hình thành một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cùng với nâng về chất, câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt cũng đang là vấn đề đặt ra. Trên thực tế, mặc dù nhãn hiệu chứng nhận gạo Việt Nam đã được bảo hộ trong nước và tại một số nước, nhưng cho đến nay chưa được cấp cho bất cứ doanh nghiệp nào sử dụng vì những vướng mắc… Trong khi đó, thương hiệu THAI’S RICE là thương hiệu quốc gia của Thái Lan được dùng cho nhiều sản phẩm như: Thai Hom Mali, Thai Pathumthani (là 2 loại sản phẩm trong thương hiệu quốc gia về gạo).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn phát triển thương hiệu tốt phải có định hướng phát triển đồng thời trên 3 trục: Phải có sản phẩm tốt, có doanh nghiệp tốt, tham gia quy mô lớn; Phải có hệ sinh thái tốt để thương hiệu phát triển; và cuối cùng phải gắn kết thành thương hiệu lớn hướng tới lợi ích chung.

Về hình thành hệ sinh thái tốt cho phát triển thương hiệu nông sản, Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần gắn kết theo chuỗi cùng nhau tạo ra sản phẩm tốt và có uy tín; hình thành hội, hiệp hội cùng nhau phát triển, bảo vệ thương hiệu…

Tin khác

Phiên bản di động