Chủ nhật 22/12/2024 21:57

Vị thế của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế

Với kết quả đạt được trong 11 tháng, dự kiến cả năm kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,2 tỷ USD, nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây
Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, rau quả Việt vẫn mờ nhạt về thương hiệu Tháng 11, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 445 triệu USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 11 ước đạt 500 triệu USD, giảm 3,8% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả đạt được trong 11 tháng năm 2024, dự kiến cả năm kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt khoảng 7,2 tỷ USD, nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây. Triển vọng xuất khẩu rau quả năm 2025 được dự báo sẽ khả quan, nhờ nhiều chủng loại trái cây của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào nhiều thị trường.

Vị thế của của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế
Bưởi Việt Nam được cấp visa vào thị trường Hàn Quốc, chanh leo tiến vào thị trường Australia, cùng các nghị định thư đưa dừa tươi, sầu riêng đông lạnh bước vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Văn Vũ

So với 10 năm trước, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đã tăng từ 1,47 tỷ USD lên gần 7 tỷ USD, tức tăng gần 5 lần. Các chuyên gia nhận định, tiềm năng và dư địa để gia tăng giá trị xuất khẩu cho ngành hàng này là rất lớn.

Việc tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc đã giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam có lần đầu tiên tiến sát 7 tỷ USD. Tính chung trong 11 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã đạt 4,1 tỷ USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vượt mốc 4 tỷ USD - vượt xa mức kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 3,6 tỷ USD riêng tại thị trường Trung Quốc.

Hiện Việt Nam đang xuất khẩu chính ngạch cho Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 11 tháng, xuất khẩu rau quả đều tăng trưởng ở nhiều thị trường, mức tăng trưởng đạt trên hai con số, trong đó tăng nhiều nhất là xuất khẩu sang Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Canada, Trung Quốc và Mỹ với các loại trái cây chủ lực như thanh long, chuối, xoài, bưởi, sầu riêng.

Bên cạnh sầu riêng, kim ngạch xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả khác cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, gồm: Dừa (tăng 60,6%); chuối (tăng 26,8%); xoài (tăng 43,5%); mít (tăng 21,3%); hạt dẻ cười (tăng 40,4%); hạnh nhân (tăng 58,2%); dưa hấu (tăng 53,7%)…

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Sự tăng trưởng vượt bậc của sản lượng các loại trái cây chủ lực, kết hợp với việc khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc, đã giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam cho rằng, với đà tăng trưởng hiện tại, ngành rau quả Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2030. Ông cũng cho rằng tiềm năng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch đang mở ra nhiều cơ hội mới, giúp nông sản Việt Nam gia tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Bưởi Việt Nam được cấp visa vào thị trường Hàn Quốc, chanh leo tiến vào thị trường Australia, cùng các nghị định thư đưa dừa tươi, sầu riêng đông lạnh bước vào thị trường Trung Quốc.

Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu rau quả là sự tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc đã giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này cũng vượt mốc 4 tỷ USD, vượt xa kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 3,6 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có được kết quả trên, ngoài vai trò đóng góp của các sản phẩm thì có đóng góp lớn từ năng lực của cơ quan chuyên môn, có cả yếu tố quan trọng nữa là nhận thức của các đơn vị sản xuất, xuất khẩu đã tuân thủ các quy định trong vai trò duy trì và mở rộng thị trường.

Theo các chuyên gia, để rau quả Việt luôn phát triển bền vững, cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng, quá trình thu hái và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu.

Tin khác

Phiên bản di động