Thứ năm 09/05/2024 06:54

Tây Ninh đã cấp 59 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu

Tính đến ngày 5/4/2024, tỉnh Tây Ninh đã cấp 59 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu với tổng diện tích 1.427,69ha.
Tỷ phú miền Tây kể chuyện bén duyên, làm giàu với trái thanh nhãn Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh, trong quý I/2024 tỉnh đã thực hiện kiểm tra và cấp 19 mã số vùng trồng xuất khẩu trên cây sầu riêng, xoài và nhãn với tổng diện tích 226ha, xuất khẩu sang những thị trường: Trung Quốc, Australia, EU, New Zealand, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các mã này đang chờ nước nhập khẩu phê duyệt.

Tây Ninh đã cấp 59 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu
Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái được tỉnh Tây Ninh cấp mã số vùng trồng

Luỹ kế đến ngày 5/4/2024, tỉnh Tây Ninh đã cấp 59 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu với tổng diện tích 1.427,69ha.

Trong 59 mã số vùng trồng được tỉnh phê duyệt, có 19 mã số vùng trồng được các nước nhập khẩu phê duyệt để xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, New Zealand với 556ha trên các loại trái cây như: chuối, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, chanh không hạt.

Còn lại 40 mã số vùng trồng đang chờ nước nhập khẩu phê duyệt với tổng diện tích 871,68ha trên các loại cây như chuối, nhãn, sầu riêng, xoài (xuất khẩu tới các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ).

Luỹ kế, đến ngày 5/4/2024, Tây Ninh có 5 cơ sở được cấp mã số xuất khẩu, trong đó có 4 mã số đã được nước nhập khẩu (Trung Quốc); 1 mã số cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang chờ phê duyệt.

Riêng lĩnh vực trồng trọt, tính đến ngày 5/4/2024, tỉnh Tây Ninh cấp 18 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích trên 156ha cho các loại cây trồng như: dưa leo, lúa, rau ăn lá, mì, chanh, đậu phộng.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, việc xây dựng mã số vùng trồng cho vườn cây ăn trái, rau màu không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong ghi nhật ký sản xuất, theo dõi chặt quá trình sản xuất và có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.

Tin khác

Phiên bản di động