Nâng tầm sản phẩm OCOP Nghệ An: Đưa thương hiệu trà Shan Tuyết Huồi Tụ vươn tầm thế giới |
Trong quá trình khởi nghiệp, chị Trần Thị Thu Hằng (sinh năm 1990) ở Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đã bén duyên cùng cây rau củ quả, hạt ở vùng quê nghèo; ấp ủ ước mơ nâng tầm cho những loại nông sản vốn bình dị và đời thường này.
Chị Thu Hằng đã nắm bắt được nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng các sản phẩm thiên nhiên, sản phẩm sạch, hữu cơ ngày càng cao. Từ nhu cầu thiết yếu của bản thân, cũng như sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, chị Thu Hằng đã mày mò, nghiên cứu và biến các loại hạt như đậu đen, xanh lòng, đậu trắng,... thành bột ngũ cốc.
Nhân viên của Công ty TNHH Mamifarm chế biến bột ngũ cốc. Ảnh: Mamifarm.com.vn/ |
Thu Hằng hiện là Giám đốc của Công ty TNHH Mamifarm, vào năm 2021, dự án của Hằng đã lọt Top 10 của cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng năm 2021 (Techfest Nghệ An open 2021).
Nói về câu chuyện khởi nghiệp, Thu Hằng kể: "50 triệu đồng tích lũy được dùng làm vốn ban đầu cho giấc mơ khởi nghiệp. Em chọn làm các sản phẩm từ hạt ngũ cốc xuất phát từ việc chăm sóc cho cậu con bị còi nuôi mãi không lớn, mày mò làm cho con ăn sau thấy cháu thay đổi nhanh lớn. Từ đó em chia sẻ lên trang cá nhân và được mọi người nhiệt tình ủng hộ, em quyết định “làm lớn” luôn…”.
Hằng chia sẻ thêm, càng này em càng nhận thấy người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng sản phẩm dinh dưỡng từ hạt. Hơn nữa, vợ chồng em đều xuất thân nhà nông nên hiểu làm ra nông sản phải đối mặt nhiều rủi ro mất mùa, năm được mùa thì lại rớt giá. "Em nghĩ đến tương lai nếu mình thành công sẽ bao tiêu được đầu ra nông sản cho bà con mà thấy phấn khích trong lòng", Hằng nói.
Thúy Hằng là một nữ doanh nhân trẻ, góp phần nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh nghệ An. Ảnh: Hằng Trần |
Từ một hộ kinh doanh gia đình, nay Hằng đã thành lập công ty, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, xây dựng nhà xưởng sản xuất lớn cùng với hệ thống bán hàng với hàng trăm nhân viên và các đại lý lớn nhỏ.
Với sự tâm huyết, cách làm bài bản, sự đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại, các sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng nhãn hiệu Mamifarm nhanh chóng khẳng định được thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Các sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng của Mamifarm cũng được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Hàng ngày, Công ty của Thu Hằng sẽ nhập đậu, ngô, bầu, bí của bà con quanh vùng và sấy, xay, chế biến bột rồi đóng gói sản phẩm bán ra thị trường. Với sự năng động của tuổi trẻ, cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia, sản phẩm sữa hạt Mamifarm hiện có nhiều dòng sản phẩm loại dùng phổ biến, loại dùng riêng cho phụ nữ và loại dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Các sản phẩm của Mamifarm đều có hương thơm đặc trưng của các loại đậu, được tinh chế từ 25 loại đậu và hạt cao cấp như óc chó đỏ, óc chó vàng, hạnh nhân, macca, yến mạch, đậu đen xanh lòng, đậu xanh, đậu ngự, đậu ván, đậu trắng… Đặc biệt, các dòng sữa hạt Mamifarm được chứng minh là tốt cho tiêu hóa, giảm mỡ máu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, các sản phẩm trên đều được khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Nhà máy sản xuất được Công ty TNHH Mamifarm đầu tư quy mô, bàn bản. Ảnh: Hằng Trần |
Mỗi tháng Mamifarm tiêu thụ được khoảng 5.000 hộp sản phẩm, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng; những con số này đã minh chứng cho nỗ lực, cố gắng của cả doanh nghiệp và của cá nhân Thu Hằng. Ngoài các sản phẩm chủ lực về ngũ cốc, Mamifarm còn đang kinh doanh các mặt hàng khác như trà thảo mộc, giò bê, khô gà lá chanh,
Để tiếp tục nâng tầm cho các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP của doanh nghiệp mình, Mamifarm sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm mới từ nông sản tại địa phương; xây dựng vùng nguyên liệu sách theo hướng hữu cơ…
Cũng tìm được hướng đi riêng cho mình, Công ty An An Agri đã gieo trồng mầm lúa mỳ, một loại mầm nhập khẩu trên chính vùng đất hoang hóa tại địa phương. Mầm lúa mỳ này nét tương đồng với Hemoglobin của tế bào hồng cầu, tiếp thêm cho cơ thể con người khả năng chiến đấu và đẩy lùi bệnh tật.
Để có thể gieo trồng loại mầm này tại địa phương, doanh nhân trẻ Đặng Thị Tâm, Giám đốc Công ty An An Agri đã cải tạo đất theo quy trình sinh học, xử lý triệt để mầm bệnh và chờ đợi đến độ nhất định sẽ gặt mầm. Vào năm 2020, sau khi đoạt giải Ba cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" của tỉnh Nghệ An, chị đã triển khai Dự án xây dựng mô hình trồng và chế biến một số sản phẩm dinh dưỡng từ mầm cây lúa mỳ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Công nhân chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn |
Đến nay, nhiều sản phẩm từ lúa mỳ của Công ty An An Agri đã được tỉnh Nghệ An công nhận là sản phẩm OCOP; được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Công ty An An Agri cũng đã đạt được chứng nhận hữu cơ USDA (chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp); từ đây, sản phẩm của chị đã vào được các thị trường khó tính nhất, xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
Nhưng ‘bóng hồng’ trên chỉ là một trong số ít những nữ doanh nhân trẻ gắn với các sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An, thế nhưng họ đều có chung một khát vọng sẽ làm giàu từ chính mảnh đất quê hương mình, sẽ góp phần đưa các sản phẩm OCOP gắn với nông sản của tỉnh Nghệ An vươn tầm thế giới.