Thứ bảy 23/11/2024 17:00

Hướng đến những giá trị cốt lõi của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

“Ngày Thương hiệu Việt Nam” nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia, thương hiệu Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Lồng ghép quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trong Chương trình thương hiệu quốc gia Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Ngày 20/4 được Thủ tướng Chính phủ chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia, thương hiệu Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Qua đó, góp phần phát triển ngoại thương, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và giá trị Thương hiệu Quốc gia trên trường quốc tế.

Chuyên trang Thương hiệu quốc gia (THQG) giới thiệu nội dung bài viết của ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Phó Trưởng Ban Thư ký Chương trình THQG Việt Nam với nội dung: Hướng đến những giá trị cốt lõi của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

1. Các yếu tố tạo nên thương hiệu quốc gia

Thương hiệu là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, được tạo nên bởi tổng hòa nhiều yếu tố, không chỉ là tên gọi hoặc hình ảnh, mà còn thể hiện giá trị về nhận thức và uy tín của chủ thể sở hữu thương hiệu.

Thương hiệu của một quốc gia được tạo nên bởi nhiều yếu tố từ giá trị về lịch sử, văn hóa, chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đến danh tiếng của những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ... của quốc gia đó.

Thương hiệu về hàng hóa và dịch vụ của mỗi quốc gia được thể hiện ở 3 cấp độ: Cấp độ quốc gia với những ngành hàng, ngành kinh tế, cấp độ địa phương với những sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền và cấp độ doanh nghiệp với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

2. Chương trình THQG Việt Nam

- Mục tiêu: Chương trình THQG là chương trình XTTM đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Giá trị cốt lõi của Chương trình THQG Việt Nam: Chất lượng, Đổi mới sáng tạo, Năng lực tiên phong.

- Nội dung của Chương trình: (i) Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; (ii) Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình; (iii) Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

3. Sản phẩm góp phần tạo nên THQG Việt Nam

3.1 Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Tại các Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 và Quyết định số 787/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 12 nhóm sản phẩm quốc gia Việt Nam, gồm:

STT

Nhóm sản phẩm

1

Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao

2

Sản phẩm thiết bị siêu trường, siêu trọng

3

Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin

4

Sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải

5

Sản phẩm vắcxin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam

6

Sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng

7

Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn

8

Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu

9

Sản phẩm vi mạch điện tử.

10

Tôm nước lợ

11

Cà phê Việt Nam chất lượng cao

12

Sâm Việt Nam

3.2 Sản phẩm chất lượng quốc gia Việt Nam

Tổng số

Vàng

Bạc

GPEA

Sản xuất lớn

848

148

700

Sản xuất nhỏ

787

72

715

Dịch vụ lớn

128

33

95

Dịch vụ nhỏ

267

27

240

Tổng số

2030

280

1750

52

3.3 Sản phẩm thương hiệu quốc gia Việt Nam:

Kỳ xét chọn lần thứ 8 năm 2022: Tổng số có 172 DN với 355 sản phẩm được xét chọn THQG Việt Nam.

3.4 Sản phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trong nước và quốc tế

STT

Sản phẩm

Trong nước

Quốc tế

1

Chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ

137*

39 theo EVFTA

2

Nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ

667

3

Nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ

1880

4

Số lượng Nhãn hiệu đăng ký qua hệ thống Madrid có nguồn gốc VN

1898

*Trong số 137 đơn GI nộp theo đường quốc gia có 13 đơn của nước ngoài

4. Tình hình xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực:

Nhóm hàng

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

Nhiên liệu - khoáng sản

4,61

1,3

Công nghiệp chế biến

313,73

88,3

Nông - Lâm - Thủy sản

37,25

10,4

Tổng số

355,5

100

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp chỉ 27% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD chiếm tỷ trọng 73%.

Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66% (gồm: (1) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; (2) Điện thoại và linh kiện; (3) Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; (4) Dệt may; (5) Giày dép; (6) Phương tiện vận tải, phụ tùng; (7) Gỗ và sản phẩm gỗ).

Nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Từ đó đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2022. Theo thống kê của Trade Map - ITC, năm 2022, Việt Nam có 20 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nằm trong Top 10 thế giới. Trong đó, có những mặt hàng chủ lực như:

Mặt hàng

Thứ hạng trên thế giới

Da giày

2

Trà - Cà phê

2

Gạo

3

Dệt may

3

Thủy sản

4

Máy móc, linh kiện thiết bị

8

Đồ gỗ

8

Cao su

10

5. Đánh giá của Brand Finance về giá trị THQG Việt Nam:

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019-2023 là 102%. Trong đó, năm 2019, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được Brand Finance định giá là 247 tỷ USD đến năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục hai con số về giá trị thương hiệu.

Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2023 được Brand Finance xếp thứ 33/121 quốc gia được đánh giá, thay vì xếp thứ 32/100 quốc gia được đánh giá năm 2022. Đóng góp đáng kể trong việc gia tăng giá trị THQG Việt Nam gồm các ngành viễn thông, ngân hàng và thực phẩm đồ uống.

Ngành

Tỷ trọng (%)

05 thương hiệu xếp hạng cao nhất

Viễn thông

31

Viettel, VNPT, Vinaphone, Mobiphone, Vietnammobile

Ngân hàng

30

Vietcombank, Agribank, BIDV, Viettinbank, Techcombank

Thực phẩm & đồ uống

12,7

Vinamilk; Sài Gòn; Habeco; Thủy sản Vĩnh Hoàn

6. Gia tăng những giá trị cốt lõi của Chương trình THQG Việt Nam

Để tiếp tục xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của Việt Nam, trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Bộ Công Thương cho rằng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư, để từ đó có sự quan tâm giành nguồn lực đầu tư xứng đáng. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không phải của một bộ, ngành, địa phương hay tổ chức nào.

Hai là, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng cần tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá lại tình hình triển khai các chương trình, đề án phát triển thương hiệu sản phẩm đã ban hành từ trước đến nay để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Ba là, quan tâm các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển thương hiệu cho các chủ thể liên quan, trong đó chú trọng các vấn đề cốt lõi là: Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có tính đổi mới, sáng tạo và năng lực tiên phong trên thị trường; sản xuất sản phẩm phải đồng đều, ổn định và có tính bền vững và kinh doanh phải có văn hóa, đạo đức và uy tín.

Bốn là, đẩy mạnh việc hỗ trợ đăng ký, bảo hộ thương hiệu và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Năm là, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm phải được thực hiện đồng thời cả ở 3 cấp độ: Thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp.

Tin khác

Phiên bản di động