Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia
Ông Trần Ngọc Bằng – Giám đốc Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam cho rằng việc nâng tầm sâm Ngọc Linh là điều rất cần thiết. Trước hết nên chú trọng vào nguồn giống, đảm bảo chất lượng. Cần có nhiều cơ chế về thu hút đầu tư gắn với sản xuất, chế biến sau, tạo nhiều sản phẩm từ sâm thì giá trị mới lớn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, quảng bá phải đủ mạnh. “Cần có những nhà đầu tư tâm huyết, đủ lực trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, về lâu dài phải có sự liên kết với người dân để tạo ra câu chuyện người dân và doanh nghiệp cùng nhau sản xuất, tạo nên nguồn nguyên liệu lớn, bền vững, hình thành nên các hợp tác xã”, ông Bằng cho hay.
Để phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh, cần phải chú trọng đảm bảo chất lượng nguồn giống, sản lượng cung cấp ra thị trường. |
Để phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh, cần phải nâng cao năng suất, đảm bảo sản lượng cung cấp cho thị trường và cung ứng cho chuỗi sản xuất, chế biến sâu. Hình thành được chuỗi sản xuất từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm.
Đối với thị trường trong nước, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội; nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp ngành sâm. Với thị trường nước ngoài, xây dựng và triển khai chiến lược tuyên truyền, quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu nhằm tăng cường mức độ nhận diện, xây dựng hình ảnh ngành sâm của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ việc xây dựng và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh, xứng tầm với vị thế của loại dược liệu quý này ở trong nước và quốc tế theo quy định", ông Chiến nói.
Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh sẽ mở ra một hành trình mới
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045 với mục tiêu xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng thu nhập cho người dân.
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hoạt động trồng sâm dưới tán rừng. Ảnh: H.T |
Mục tiêu đến năm 2030, hình thành các cơ sở/nhà máy sơ chế và chế biến sâu sản phẩm sâm gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi; phát triển khoảng 80-100 sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu quốc gia, trong đó có khoảng 50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GPP-WHO, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Định hướng đến năm 2045, phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng có thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương có trồng và phát triển Sâm; đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.
Định hướng đến năm 2045, phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng có thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: H.T |