Tạo dựng thương hiệu riêng để mở rộng xuất khẩu Điểm tên những thương hiệu quốc gia được định giá tỷ USD |
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023,, 10 doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu cà phê nhân sống là: Intimex HCM, Vĩnh Hiệp, Simexco Daklak, Intimex Mỹ Phước, Louis Dreyfus Việt Nam, NKG Việt Nam, Phúc Sinh, Tuấn Lộc Commodities, Giao dịch Hàng hóa Tây Nguyên và Olam Việt Nam.
Về cà phê rang xay hòa tan, 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tính theo kim ngạch là: Outspan Việt Nam, Cà phê Ngon, Nestlé Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên, Tata Coffee Việt Nam, URC Việt Nam, Lựa chọn đỉnh, Instanta Việt Nam, Iguacu Việt Nam và Sucafina Việt Nam.
Theo đó, đứng đầu top các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là CTCP Tập đoàn Intimex với sản lượng xuất khẩu hơn 148.500 tấn, giá trị hơn 318 triệu USD.
Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên – Nhà máy Cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ xếp vị trí thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan lũy kế kim ngạch 5 tháng đầu niên vụ cà phê (tính từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024) chỉ có duy nhất Trung Nguyên là doanh nghiệp nội địa với sản lượng xuất khẩu hơn 14.700 tấn, giá trị thu về gần 74,6 triệu USD.
Cụ thể, NESTLÉ Việt Nam (Thụy Sĩ) dẫn đầu với kim ngạch khoảng 57,5 triệu USD.
Tiếp theo là các thương hiệu: OUTSPAN Việt Nam, Cà phê Ngon, Tập đoàn Trung Nguyên, IGUACU Việt Nam, URC Việt Nam, TATA COFFEE Việt Nam, INSTANTA Việt Nam, SUCAFINA Việt Nam và Lựa chọn đỉnh.
Thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng của Trung Nguyên là G7. Ra đời năm 2003, theo thông tin từ Discovery sản phẩm G7 hiện đã được bán ở 100 quốc gia, được xếp hạng là một trong năm thương hiệu cà phê hàng đầu tại Trung Quốc, cung ứng 2,5 tỷ gói cà phê mỗi năm, góp phần đưa cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam là một thị trường sôi động và tiềm năng, với nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối cạnh tranh nhau. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, quy mô thị trường cà phê hòa tan Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 472,61 triệu USD vào năm 2023 lên 706,06 triệu USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,13%.
Về thị phần cà phê hoà tan trong nước, đứng đầu là 3 ông lớn, Vinacafe, Trung Nguyên và Nestle.