Thứ bảy 23/11/2024 15:44

Bắc Ninh: Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được công nhận, ít nhất 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao…
Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản Kết nối giao thương giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thành phố

Là chương trình kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển nội sinh để nâng cao giá trị cho sản phẩm địa phương, sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra nhiều sản phẩm OCOP chất lượng tốt, được thị trường đón nhận.

Bắc Ninh: Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được công nhận

Đáng chú ý, chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn, như: Làng nghề truyền thống gốm Phù Lãng, mây tre đan Xuân Hội, Đúc đồng Đại Bái, nem bùi Ninh Xá... vùng trồng khoai tây Quế Võ, tỏi An Thịnh, măng tây xanh Gia Bình...

Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh đã công nhận 93 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; trong đó có 34 sản phẩm đạt 3 sao, 59 sản phẩm đạt 4 sao. Đánh giá của giới chuyên gia, các sản phẩm OCOP Bắc Ninh cơ bản phát huy tốt giá trị trên thị trường. Qua thực hiện chương trình, các chủ thể sản phẩm đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ...); điều kiện an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định; đồng thời phát huy sức mạnh cộng đồng, giá trị tiềm năng, lợi thế của địa phương trong tổ chức sản xuất và phát triển sản phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Với vai trò cơ quan thường trực thực hiện chương trình, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược, giải pháp thực hiện bám sát thực tiễn để sản phẩm OCOP thực sự có chỗ đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.

Theo đó, ngành nông nghiệp phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, tham quan, học tập kinh nghiệm để chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản phẩm OCOP hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP dựa trên cơ sở quy hoạch chung tỉnh về phát triển nông nghiệp, như: Vùng trồng khoai tây tại huyện Quế Võ, vùng trồng cà rốt tại các huyện: Gia Bình, Lương Tài… theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, tạo cơ hội thu hút các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm OCOP, hình thành các chuỗi giá trị.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cho hay, để Chương trình OCOP tạo sức lan tỏa, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân hiểu về lợi lích của việc tham gia Chương trình OCOP, nhất là chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh đối với các sản phẩm OCOP. Ngoài ra, ngành sẽ tích cực tham mưu tỉnh có những chính sách đặc thù đối với các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của từng địa phương, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng nhằm gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chương trình OCOP và ngành nghề nông thôn; định hướng quy hoạch, hình thành các vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực chất lượng cao, khu vực ưu tiên phát triển sản phẩm gắn với nguồn nguyên liệu, tập quán, trình độ, tay nghề… từ đó mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP, ngành nghề nông thôn…

Tin khác

Phiên bản di động