Xây dựng thương hiệu nước dừa Việt Nam tại Australia: Chinh phục thị trường ‘khó tính’ bằng chất lượng cao Bản đồ xúc tiến thương mại: Tối ưu hóa quảng bá thương hiệu nông sản Việt tiếp cận EU |
Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe
Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh, ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam đã ghi dấu ấn quan trọng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cùng với cơ hội mở rộng thị trường, thương hiệu nông sản Việt đang đối diện với thách thức lớn khi các nước nhập khẩu liên tục nâng cao hàng rào kỹ thuật, đòi hỏi sự thích ứng nhanh chóng để duy trì vị thế và phát triển bền vững.
Phát biểu tại cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình mở cửa thị trường và xử lý các vấn đề phát sinh đối với xuất khẩu nông sản, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật (SPS) Việt Nam, cho biết các cảnh báo từ thị trường quốc tế đối với nông sản Việt Nam ngày càng gia tăng.
![]() |
Xuất khẩu sầu riêng sang EU bị tăng tần suất kiểm tra. Ảnh: Chương Phượng |
Theo đó, nhiều thị trường đã tăng cường tần suất kiểm tra đối với nông sản Việt Nam. Sầu riêng xuất khẩu vào EU bị tăng tần suất kiểm tra từ 10% lên 20%. Tần suất kiểm tra đối với thanh long là 30%, còn ớt và đậu bắp là 50%. EU cũng siết chặt quy định về mức dư lượng cadmium tối đa đối với các loại trái cây như dâu, cam quýt, xoài, chuối và dứa.
Những thay đổi trên cho thấy xu hướng ngày càng khắt khe của thị trường thế giới đối với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Để duy trì và mở rộng thị trường, Việt Nam không chỉ cần đáp ứng quy định kỹ thuật mà còn phải nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản.
Xây dựng thương hiệu quốc gia trên nền tảng sản xuất sạch
Các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp xuất khẩu lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, đã có bộ phận kỹ thuật chuyên biệt để theo dõi và cập nhật nhanh chóng các thay đổi từ thị trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, dẫn đến chậm thích ứng và nguy cơ vi phạm quy định.
Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đối diện với nguy cơ mất thị trường nếu không siết chặt kiểm soát chất lượng. Chỉ một vài vi phạm nhỏ có thể ảnh hưởng đến cả lô hàng và làm suy giảm uy tín của ngành xuất khẩu nông sản.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh mô hình sản xuất theo hướng kinh tế xanh. Người nông dân cần tuân thủ quy tắc "4 đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, kiểm tra dư lượng hóa chất tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, siết chặt kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và truy xuất nguồn gốc. Những đơn vị vi phạm sẽ bị dừng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, việc thích ứng linh hoạt với các quy định mới, đẩy mạnh sản xuất xanh và nâng cao chất lượng chính là chìa khóa để ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ duy trì mà còn nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm của từng nông dân trong chuỗi giá trị nông sản.
Theo báo cáo, năm 2024, các thành viên WTO đã đưa ra 1.029 thông báo về các biện pháp SPS, trong đó có nhiều quy định mới liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất phụ gia thực phẩm. Riêng EU đã phát đi 114 cảnh báo đối với nông sản Việt Nam. Đặc biệt, từ 10/1/2025, Trung Quốc sẽ yêu cầu sầu riêng nhập khẩu phải có thêm giấy kiểm định chất vàng O và cadimi. |