Bánh cáy Thái Bình: 'Hạt ngọc' ẩm thực mang thương hiệu OCOP Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu vững mạnh của Thủ đô OCOP Đắk Lắk: Sản phẩm thương hiệu ‘chạy đua’ phục vụ Tết |
Mở rộng kênh tiêu thụ còn hạn chế
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ du lịch ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, chương trình vẫn còn đối mặt với một số khó khăn và hạn chế cần được giải quyết.
Theo thống kê của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến nay cả nước đã có trên 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó hơn 72% là sản phẩm 3 sao, 26% sản phẩm 4 sao, 2,1% sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao.
![]() |
Hà Nội tập trung phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Ảnh: Đào Cảnh |
Các địa phương Đồng bằng sông Hồng đang dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP, chiếm hơn 30% tổng lượng sản phẩm OCOP của cả nước, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân. Đáng ghi nhận, đến nay, có 7.846 chủ thể tham gia OCOP, trong đó có 32,8% là hợp tác xã, 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác. Thông qua chương trình, các hợp tác xã thể hiện sự năng động hơn khi từng bước chuyển đổi hoạt động, thực hiện tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng sản phẩm có tiêu chuẩn, thay vì chỉ làm các dịch vụ đầu vào cho các thành viên như trước đây.
Nhiều sản phẩm OCOP sau khi được công nhận hạng sao lại không thể duy trì được vị thế trên thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu về việc nâng cao năng lực quản lý chất lượng của các chể thể. Hơn nữa, với việc tiếp cận thị trường, dù có nhiều nỗ lực nhưng đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại còn nhiều khó khăn, đặc việt là các sản phẩm ở vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, sản phẩm OCOP được tiêu thụ chủ yếu tại các kênh bán hàng truyền thống, một số sản phẩm bắt đầu được bán trên các sàn thương mại điện tử. Song số lượng sản phẩm được bày bán tại các trung tâm thương mại hay siêu thị còn rất hạn chế (hiện chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng số sản phẩm OCOP), Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết.
Hà Nội - Điểm sáng trong xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP đã và đang góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo việc làm cho người dân. Tuy nhiên, quá trình đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng vẫn còn nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, nhiều chủ thể OCOP cho rằng việc đưa sản phẩm vào các trung tâm thương mại và siêu thị phải chịu chiết khẩu cao, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Việc kết nối giữa người sản xuất và nhà bán lẻ chưa hiệu quả, gây khó khăn trong việc phân phối sản phẩm. Hơn nữa, một số siêu thị chưa thực sự quan tâm đến việc đưa sản phẩm OCOP lên kệ, khiến cho cơ hội tiếp cận thị trường của các sản phẩm này bị hạn chế.
Để giải quyết những khó khăn trên, cần có những giải pháp đồng bộ, các chủ thể OCOP cần không ngừng đổi mới quy trình sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sớm hình thành chuỗi liên kết doanh nghiệp, người sản xuất, phát triển đa dạng các kênh phân phối sản phẩm.
Thời gian gần đây, TP. Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Các hội chợ, lễ hội được tổ chức thường xuyên đã tạo cơ hội cho các sản phẩm OCOP được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Theo đó, trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, đặc sản địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác xúc tiến thương mại đã được các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc.
![]() |
Các sản phẩm OCOP được bày bán trong siêu thị nhận được sự quan tâm và là lựa chọn của người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô. Ảnh: Đỗ Đạt |
Ngoài ra, các sở, ngành của TP. Hà Nội liên tục tổ chức hoạt động lễ hội, hội chợ, triển lãm gắn kết văn hóa với du lịch, làng nghề, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm OCOP của Thủ đô và cả nước. Tiêu biểu như: Lễ hội Du lịch Hà Nội, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội, Lễ hội Trái cây TP. Hà Nội, Lễ hội Sen Hà Nội lần thứ nhất năm 2024... Gần đây nhất là phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Thủ đô. Nhờ đó, rất nhiều sản phẩm OCOP địa phương, hợp tác xã, làng nghề được giới thiệu, quảng bá, trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo người tiêu dùng.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, đánh giá cao vai trò của các hội chợ trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. Bà cho rằng, hội chợ là cầu nối quan trọng để kết nối các nhà sản xuất với các nhà bán lẻ, giúp sản phẩm OCOP tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.
Chương trình OCOP đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Việc tăng cường kết nối giữa các bên liên quan, đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại là những giải pháp cần thiết để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. |