Thanh long Việt đối diện với nhiều thách thức từ thị trường

Trung Quốc là thị trường chính của thanh long Việt Nam. Hiện Trung Quốc sản xuất 1,6 triệu tấn thanh long/năm đang đặt ra thách thức lớn với thanh long Việt.
Xuất khẩu thanh long sang thị trường Anh vẫn theo quy định hiện hành Lý do gì khiến thanh long Việt ‘đi lùi’?

Bình Thuận có diện tích 27.000ha thanh long, sản lượng hơn 600.000 tấn/năm, đứng đầu cả nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thông tin, thanh long của địa phương đã xuất khẩu qua hơn 20 thị trường trên thế giới, trong đó trọng điểm là châu Á với gần 75% về sản lượng và gần 60% về giá trị.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 80% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Thanh Bình/TTXVN)
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 80% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Thanh Bình/TTXVN)

Đặc biệt, thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý. Thương hiệu "Thanh long Bình Thuận” được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ. Hình ảnh và nhãn hiệu “Bình Thuận Dragon fruit" được đăng ký và đã được 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ.

Thanh long được xác định là một trong 14 loại trái cây chủ lực trong “Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030”. Trong nhiều năm liền, sản phẩm này luôn nằm trong Top đầu về giá trị xuất khẩu nông sản.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuỗi giá trị ngành hàng thanh long đã và đang đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico đã trồng thành công loại quả này. Năm 2021, Trung Quốc công bố đạt sản lượng 1,6 triệu tấn thanh long/năm, cao hơn Việt Nam.

Để chuỗi giá trị thanh long Việt Nam phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển ngành hàng thanh long trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, đặc biệt tại 3 tỉnh trồng thanh long trọng điểm gồm Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Đồng thời, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngành hàng thanh long vì thế cần tái tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và khắc phục tình trạng thiếu kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi, bị động trong tiếp cận các thị trường xuất khẩu, dễ bị tổn thương với các rủi ro thị trường, sản suất và bố trí hệ thống logistics đồng bộ, hiệu quả.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Bình Thuận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) hỗ trợ tham gia Dự án "Thúc đẩy sự tham gia của tư nhân đầu tư phát thải carbon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp trong thực hiện NDC của Việt Nam".

Dự án chú trọng 4 hoạt động chính: Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng liên kết chuỗi thanh long theo hướng phát thải carbon thấp, bền vững và chống chịu với rủi ro khí hậu; quảng bá, phát triển thương hiệu cho sản phẩm thanh long tỉnh Bình Thuận; hợp tác trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất thanh long; kêu gọi nguồn tài chính xanh và các cơ chế ưu đãi tài chính để đầu tư cho các công nghệ sản xuất và chế biến thân thiện với môi trường, phát thải carbon thấp.

Đặc biệt, Dự án đã triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử tại các HTX, doanh nghiệp thanh long. Từ 50ha ban đầu, tỉnh đã mở rộng lên 269ha được theo dõi phát thải carbon. Tính đến cuối tháng 12/2023, khoảng 23.000 tấn thanh long được theo dõi phát thải.

Ông Đoàn Anh Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - cho biết, Bình Thuận mong muốn sản xuất thanh long một cách bền vững và có trách nhiệm, qua đó giúp các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn có đủ điều kiện để ký kết các hợp đồng liên kết tiêu thụ bền vững.

Để minh bạch từ sản xuất đến chế biến thanh long, ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - cho biết, địa phương đã phát triển thêm phân hệ nhật ký sản xuất theo dõi dấu chân carbon cho sản phẩm. Cụ thể, người tiêu dùng có thể quét mã QR để chứng minh chất lượng và trách nhiệm môi trường của sản phẩm cuối. Đây là điểm sáng tạo, đột phá trong quá trình thực hiện các cam kết về tăng trưởng xanh, giảm phát thải của Bình Thuận.

Dù có sản lượng và diện tích trồng thanh long đứng đầu cả nước, tỉnh Bình Thuận thừa nhận, quy mô sản xuất của hộ dân trên địa bàn còn tương đối nhỏ lẻ, khối lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của thị trường khó tính chưa nhiều. Bên cạnh đó, khâu bảo quản sau thu hoạch và liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa thật sự bền vững.

Dựa trên kết quả của dự án phối hợp triển khai với UNDP, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề nghị các địa phương trồng thanh long lớn tiếp tục huy động nguồn lực tổng hợp của khu vực tư nhân (nông hộ, HTX, doanh nghiệp), nhà nước và hỗ trợ quốc tế, trong đó ngân sách nhà nước tập trung vào hỗ trợ cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, khuyến nông và thực hiện các chính sách.

"Chúng ta cần chuyển đổi chuỗi giá trị thanh long theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng, carbon thấp và bền vững. Muốn vậy, cần lồng ghép và tận dụng mọi nguồn lực, phát huy nội lực và tạo động lực cho sự tham gia của các doanh nghiêp đầu tàu trong quá trình dẫn dắt, chuyển đổi ngành hàng thanh long", ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Sáng 20/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì cuộc họp xin ý kiến với Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Cà phê đang có nhiều điểm hỗ trợ tích cực. Nguồn cung cà phê Robusta vẫn tiếp tục khan hiếm từ Việt Nam, và dự kiến còn kéo dài cho đến vụ mùa mới.
Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD; xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 13/5-19/5.
Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cùng với tình hình thị trường khởi sắc cho thấy ngành có “cửa” phục hồi.
Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhu cầu nhân lực chất lượng cao với ngành logistics đòi hỏi việc xây dựng và tổ chức đào tạo cũng như quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng ứng dụng.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Mặc dù khu vực EU chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng tích cực và đứng thứ 5 kim ngạch thế giới; tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

4 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu tăng 49,1% lên mức 3.389 USD/tấn. Lượng tồn kho cạn dần giúp cà phê tạo mặt bằng mới sau khi lao dốc 2 tuần qua.
Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Theo Tổng cục Hải quan, điểm sáng của mặt hàng sắn là giá xuất khẩu bình quân trong 4 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 được đánh giá là tài liệu tham khảo quan trọng giúp bắc thêm những nhịp cầu thị trường cho doanh nghiệp.
Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Tháng 4 vừa qua, nhập khẩu thép cán nóng (HRC) vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, trong đó thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.
Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

C/O ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá hơn 19,4 tỷ USD.
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

EU là khách hàng quan trọng của cao su Việt Nam, tuy nhiên, Quy định chống phá rừng (EUDR) khiến ngành hàng này đối diện với những thách thức không nhỏ.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Giá Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng trong khi giá Arabica giao tháng 7/2024 lại giảm.
Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam với sản lượng đạt lần lượt 4.518 tấn và 340 tấn, chiếm đến 95,7% sản lượng xuất khẩu.
Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, cả năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD.
Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam năm 2023, chỉ duy nhất sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Sau ngày 19/5, tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu hoá chất Bảng để kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoá chất Bảng.
Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong năm 2023, Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2022.
Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững”.
Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Thị trường cà phê lên xuống phụ thuộc vào đồng USD và thời tiết tại Brazil. Tồn kho trên sàn tăng và thông tin xuất khẩu là nhân tố kéo giá cà phê giảm.
Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Dù kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của cả nước giảm 4,6% so với năm 2022 nhưng nhiều địa phương vẫn nỗ lực để đạt được trên 10 tỷ USD.
Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Đóng góp cho sự tăng trưởng của kim ngạch nông sản, thủy sản năm 2023, có 4 nhóm hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao so với năm 2022.
Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Do những khó khăn đặc thù và một số yếu tố khách quan nên năm 2023 vẫn còn nhiều địa phương có kim ngạch xuất khẩu rất thấp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động