Làng nghề thủ công mỹ nghệ “bắt trend” bán hàng online

Bán hàng online đang chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong cơ cấu kênh tiêu thụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Hệ lụy từ việc ai cũng có thể bán hàng onlineKhai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Với khoảng 300 hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh, Vạn Phúc (Hà Nội) là một trong những làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng nhất của cả nước. Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội dệt lụa Vạn Phúc cho hay: Bên cạnh hoạt động kinh doanh tại chỗ, làng nghề đã chủ động chuyển hướng sang kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử và tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm.

Theo đó, một số cơ sở sản xuất như lụa Lan Sơn, Phương silk, Phúc Hưng, Phong Thư silk… lập các nhóm bán hàng trên mạng xã hội liên kết hơn 100 hộ gia đình chuyên cung cấp nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh thương mại. Từ nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu, giới thiệu những mặt hàng do chính cơ sở sản xuất. Với những dữ liệu trong nhóm, các cơ sở chuyên làm thương mại sẽ tập trung quảng cáo, kết nối với người mua có nhu cầu. Các hộ kinh doanh còn tận dụng nền tảng công nghệ để tư vấn, bán hàng trực tuyến.

Tháng 11/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua
Làng nghề thủ công mỹ nghệ “bắt trend” bán hàng online

Bên cạnh đó, làng nghề Vạn Phúc cũng tích cực đưa những sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tất cả sản phẩm được dán tem nhãn "Lụa Vạn Phúc", được bảo hộ độc quyền tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế”, ông Phạm Khắc Hà nói.

Hay với làng nghề gốm sứ Giang Cao (Hà Nội), ông Đặng Đình Túc, Trưởng Ban đại diện của làng nghề cho biết: Bán hàng qua kênh online đang chiếm khoảng 26% trong cơ cấu kênh tiêu thụ.

Sản phẩm của làng đang được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất giới thiệu, quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các ứng dụng điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, trên trang bán hàng như Shopee, Lazada...

Dù vậy, ông Đặng Đình Túc cũng chỉ ra: Trên các kênh tiêu thụ online sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề còn yếu so với sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác. Nguyên do, sản phẩm của Giang Cao chậm đổi mới mẫu mã, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính thương mại, khó sản xuất hàng loạt. Việc sáng tác mẫu mã sản phẩm hầu hết tự phát, chưa có cơ sở tập trung để cho nghệ nhân, thợ giỏi sáng tác, thiết kế mẫu mã. Thiếu liên kết giữa làng nghề với các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà chuyên môn ngành thủ công mỹ nghệ.

Xu thế sản xuất gốm sứ hiện nay là thay đổi mẫu mã rất nhanh, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm phải cập nhật và thích ứng”, ông Đặng Đình Túc cho hay.

Trên thực tế, việc bán hàng online đang được các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tại làng nghề “bắt trend” tuy nhiên hếu hết đang được thực hiện một cách tự phát, người bán hàng chưa có kỹ năng, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp. Do vậy, mất nhiều thời gian để tiếp cận với khác hàng, hiệu quả chưa cao.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Phát triển làng nghề, để bán hàng online đạt hiệu quả, làng nghề cần các bước tiếp cận và cách bán hàng trực tuyến phù hợp.

Theo đó, về lựa chọn sản phẩm bán trực tuyến, có 3 cách mà hầu hết những người bán hàng tìm kiếm nguồn sản phẩm: Tự làm, bán buôn và vận chuyển tận nơi. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Dù chọn phương pháp nào, khi nghĩ về cách bán một sản phẩm trực tuyến hãy tìm kiếm những sản phẩm chúng ta có thể nắm bắt giá trị, có tiêu chuẩn và đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.

Người bán cũng cần xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm, bởi thị trường cho bán hàng trực tuyến rộng lớn nhưng cạnh tranh quyết liệt, phương thức tốt nhất là phát triển thị trường ngách và đảm bảo khả thi. Để tìm được thị trường ngách, người dân làng nghề có thể sử dụng một số công cụ như: Tra cứu về xu hướng trên google, tham gia các nhóm truyền thông xã hội và cộng đồng trực tuyến liên quan đến thị trường, kiểm tra sự cạnh tranh của sản phẩm, sử dụng công cụ để kiểm tra độ lớn của thị trường ngách.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh làng nghề cần thực hiện nghiên cứu thị trường; nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm kinh doanh trực tuyến; xây dựng và phát triển một cửa hàng trực tuyến; thiết lập các quy trình thanh toán, vận chuyển và giữ liên lạc; tiếp tục điều chỉnh cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tất cả những điều trên cần phải có trước khi chúng ta bắt đầu tiếp thị sản phẩm và cần được thực hiện từng bước một. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể liên tục thay đổi và điều chỉnh cách tiếp cận. Điều quan trọng là thực hiện bước đầu tiên để tạo đà cho mục tiêu kinh doanh của mình trong tương lai”, bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Sản phẩm nông sản, lương thực, thực phẩm Việt Nam đã có mặt trên 190 quốc gia, vùng lãnh thổ và rất nhiều ngành đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu.
Quy định

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' gây khó cho doanh nghiệp thủy sản

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' nhằm hoàn thiện về chính sách trong quản lý ngành thủy sản, tuy nhiên, việc này đang được cho là gây khó cho doanh nghiệp.
Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Tháng 4, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 152.073 tấn, trị giá gần 573 triệu USD.
Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

8 hoạt động sẽ được Việt Nam – Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới.
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu kinh tế, các chuyên gia, doanh nghiệp,...

Tin cùng chuyên mục

Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

4 tháng đầu năm 2024, với mức giảm 14% về giá trị, điện thoại và linh kiện đã đánh mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc.
Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

4 tháng đầu năm, Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024) sẽ là sự kiện mở rộng thị trường, tăng cường kết nối giao thương cho doanh nghiệp logistics.
Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Cùng với việc hỗ trợ về kỹ thuật, đẩy mạnh đầu tư xanh, các hiệp hội ngành hàng mong muốn tham tán nông nghiệp hỗ trợ việc thông thương hàng hóa xuất khẩu.
Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho trên sàn tăng trở lại, đầu cơ tiếp tục bán mạnh và đồng USD neo ở mức cao cũng đang tác động tiêu cực tới giá cà phê.
Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường.
Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Xuất khẩu cá tra đến hầu hết các thị trường trong khối EU sụt giảm từ 2-100%. Doanh nghiệp cần tập trung các tiêu chuẩn xanh để thâm nhập sâu vào thị trường này
Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

73 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương đã ghi những dấu ấn đậm nét về khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập.
Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Dự báo năm 2024 Việt Nam có khoảng 20 triệu tấn gạo, đủ dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn song để chào giá có lợi là vấn đề cần quan tâm.
Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với sự tham dự của 150 đại biểu.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 6/5-12/5
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tự tin bứt phá.
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế, giải pháp cho các vấn đề này là gì?
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động