Thành phố Huế: Thu hút rất đông du khách dịp Tết Thành phố Huế: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng hai con số Thành phố Huế: Bún Vân Cù - Di sản văn hóa quốc gia |
Doanh nghiệp gặp vướng mắc, khó khăn
Sở Công Thương thành phố Huế cho biết: Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực bởi những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Huế vẫn duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực.
![]() |
UBND thành phố Huế, các sở, ban, ngành tập trung công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng giai đoạn II dự án nhà máy ô tô Kim Long Motor Huế tại huyện Phú Lộc. Ảnh: Hiếu Minh |
Trong đó, một số ngành sản xuất công nghiệp chủ lực như dệt may, dăm gỗ, sản xuất ô tô.... đạt được tốc độ tăng trưởng khá và cao nhờ phát huy được thị trường tiêu thụ và năng lực tăng thêm của các dự án mới.
Đặc biệt, ngành sản xuất ô tô đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao nhờ phát huy năng lực tăng thêm của dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty CP Kim Long Motor Huế tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; nhà máy điện rác Phú Sơn của Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế, nhà máy may 3 của Công ty Scavi Huế và nhà máy may mặc AMP Việt Nam tại Phong Điền…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Theo đó, công tác triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn gặp nhiều khó khăn và chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Mặc dù một số dự án đầu tư mới đã triển khai hoàn thành và đưa vào hoạt động tạo năng lực mới ngành công nghiệp... tuy nhiên số lượng và quy mô còn hạn chế, chưa có nhân tố mới đột phá góp phần tăng trưởng cho ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, các dự án có quy mô lớn, có thể tạo tính đột phát cho ngành công nghiệp đang triển khai lại gặp nhiều khó khăn và bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển công nghiệp tại thành phố.
Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng lao động, không đáp ứng đủ nhu cầu năng lực sản xuất, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tập trung giải quyết vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp
Giám đốc Sở Công Thương thành phố Huế Nguyễn Thanh cho biết: Thời gian tới, nhằm đảm bảo kế hoạch đề ra, ngành Công Thương thành phố Huế tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư.
Đồng thời, phối hợp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các dự án có ảnh hưởng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (như dự án nhà máy Kanglongda, hoàn thiện giai đoạn 1 và hỗ trợ đẩy mạnh triển khai giai đoạn 2; dự án Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motors Huế; dự án sản xuất men Frit của Công ty Frit Huế tại KCN Phú Bài IV; các dự án may mặc,....) sớm vào hoạt động, góp phần tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp trong thời gian tới.
Tham mưu kế hoạch phát triển cụm công nghiệp nhằm triển khai đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, để có quỹ đất phục vụ di dời các cơ sở sản xuất, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp. Đẩy mạnh triển khai thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh…
Năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố Huế ước tăng 6,45% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Sản xuất ô tô 1.836 chiếc, tăng gấp 23,84 lần so với cùng kỳ; sợi các loại 119,6 nghìn tấn, tăng 0,2%; quần áo lót 365,18 triệu sản phẩm, tăng 5,4%; dăm gỗ 723,47 nghìn tấn, tăng 14,6%... |